Mảng thương mại điện tử của ông lớn bán lẻ Hàn Quốc GS Retail thua lỗ năm 2021

15/02/2022 17:07

Năm ngoái, công ty đã mua lại Yogiyo, nền tảng giao đồ ăn lớn thứ hai của đất nước, để tập trung vào "thương mại nhanh" bằng cách tạo ra sức mạnh tổng hợp với mạng lưới rộng lớn gồm 15.000 cửa hàng tiện lợi GS25. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty đã sa sút.

Hoạt động kinh doanh cửa hàng tiện lợi của GS Retail đạt lợi nhuận hoạt động 31,6 tỷ won (26,37 triệu USD) trong quý 4 năm 2021, giảm 15,5% so với một năm trước đó.

"Lợi nhuận hoạt động của các cửa hàng tiện lợi của chúng tôi giảm do chi phí quảng cáo tăng và các khoản chi trả một lần cho hoạt động tiếp thị. Ngoài ra, lượng khách đến các cửa hàng cũng giảm khi biến thể Omicron lây lan mạnh", đại diện của GS Retail cho biết.

cua-hang-tien-loi-gs25-dau-tien-se-duoc-mo-thang-0120181514551778-1644910322.jpeg

Dù vậy, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử thua lỗ là thủ phạm lớn nhất đằng sau lợi nhuận sa sút của GS Retail. Công ty đã công bố khoản lỗ hoạt động 27 tỷ won từ GS Fresh Mall, Dali Salda và Simply Cook, những công ty lần lượt bán các sản phẩm thiết yếu hàng ngày, thực phẩm hữu cơ và đồ ăn trực tuyến. Nếu tính cả khoản lỗ từ các hoạt động kinh doanh trực tuyến khác, con số này lên đến 70 tỷ won năm 2021.

Không như các đối thủ Shinsegae và Lotte Shopping, những công ty đã kết hợp các trung tâm thương mại trực tuyến và nền tảng di động thành một dịch vụ vào năm 2020, GS Retail mới chỉ bắt đầu hợp nhất các kênh bán lẻ khác nhau của mình.

Vì chậm chân vào thị trường mua bán và sáp nhập năm ngoái, nên công ty muốn chuẩn bị tốt trước khi tung ra một trung tâm thương mại trực tuyến kết hợp.

GS Retail đã chi 1 nghìn tỷ won, với sự góp sức của hai quỹ đầu tư tư nhân địa phương, để tiếp quản Yogiyo vào tháng 8 năm ngoái và đầu tư 550 tỷ won vào việc mua lại 13 công ty khác bao gồm TeamFresh, Kakao Mobility và Cookat. Công ty muốn đặt tất cả các doanh nghiệp liên quan đến thực phẩm của mình dưới một hệ thống quản lý hay một nền tảng thương mại nhanh gọn, nơi khách hàng có thể nhận được đơn đặt hàng của họ chưa đầy một giờ.

Đặc biệt, GS Retail hy vọng sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa các cửa hàng tiện lợi, siêu thị và Yogiyo bằng cách sử dụng 15.000 cửa hàng trên toàn quốc làm cơ sở hậu cần cho 8 triệu người dùng trên nền tảng giao đồ ăn. Điều này sẽ giúp công ty giành được vị trí số 1 trên thị trường hiện do Baedal Minjok (Baemin) dẫn đầu.

Mặt khác, nhà nghiên cứu Cho Sang-hoon của Shinhan Investment cho biết: "Tình hình hoạt động chậm chạp của GS Retail trong lĩnh vực kinh doanh cửa hàng tiện lợi chính đã kéo dài hơn dự kiến. Gánh nặng chi phí của mảng kinh doanh mới đã làm tăng thêm lỗ hoạt động của công ty", nhà nghiên cứu Cho Sang-hoon của Shinhan Investment cho biết.

“Trước mắt, công ty cần đa dạng hóa sản phẩm bán tại các cửa hàng tiện lợi để thu hẹp khoảng cách với đối thủ. Về lâu dài, GS Retail cần tạo sức mạnh tổng hợp giữa các đơn vị liên kết thông qua các kênh thương mại điện tử mà công ty đã và đang chuẩn bị. kể từ năm ngoái.”

Tại Việt Nam, GS Retail đã mở đến 150 cửa hàng tiện lợi GS25 dưới hình thức nhượng quyền.