Thanh tra toàn diện các dự án, đất đai tại tỉnh Đồng Nai

31/05/2022 15:01

Với hàng loạt dự án sai phạm nghiêm trọng, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai báo cáo và chuẩn bị tài liệu có liên quan các khu đất của các cơ quan hành chính sự nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Đã bật chế độ hỗ trợ trình đọc màn hình.

Thanh tra toàn diện tại Đồng Nai

Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai cần báo cáo bằng văn bản và chuẩn bị tài liệu có liên quan tới các khu đất của các cơ quan hành chính sự nghiệp, cũng như việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng nhà đất để làm dự án, giai đoạn từ đầu năm 2014 đến cuối năm 2021.

Phạm vi gồm các khu đất đã thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, đổi đất lấy hạ tầng trên địa bàn; các dự án chậm triển khai, gia hạn tiến độ, gia hạn thời gian sử dụng đất, nêu rõ danh mục các dự án đã đề xuất thu hồi do vi phạm Luật đất đai.

20220530173843-40h-1929-1653983541.jpg

Thời gian gần đây, trên nhiều trang mạng xã hội Facebook, google hiển thị quảng cáo về dự án Khu dân cư Sông Trầu toạ lạc tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai do Công ty CP Địa Ốc Thành Thành Công (viết tắt Công ty Thành Thành Công) phân phối.

Cùng với đó là các dự án chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích nông nghiệp; các dự án đầu tư có chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ dự án tỉnh; các tổ chức được giao đất, cho thuê đất có nguồn gốc đất lâm trường.

Ngoài ra, Thanh tra Bộ TNMT cũng đề nghị cung cấp hồ sơ sử dụng đất một số dự án cụ thể trên địa bàn, việc sử dụng đất của các tổ chức tại phường Phước Tân (TP.Biên Hòa). Thanh tra Bộ TNMT đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh báo cáo và chuẩn bị các tài liệu có liên quan về công tác tách thửa đất có lập phương án hình thành đường giao thông theo các quyết định quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa của tỉnh Đồng Nai.

Nhiều dự án sai phạm chưa được xử lý

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ông Cao Tiến Dũng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Đầu tư LDG - chủ công trình xây dựng 500 căn biệt thự, nhà liên kế xây dựng trái phép tại Trảng Bom, số tiền phạt là 540 triệu đồng. Đồng thời, buộc doanh nghiệp này nộp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm là hơn 5,7 tỉ đồng.

a-1653983608.png

UBND tỉnh Đồng Nai giao Thanh tra tỉnh khẩn trương tham mưu UBND tỉnh thành lập đoàn thanh tra và thực hiện thanh tra toàn diện dự án 500 biệt thự, nhà liền kề xây dựng không phép ở khu dân cư Tân Thịnh do Công ty Cổ phần đầu tư LDG làm chủ đầu tư.

Ngoài ra, cơ quan chức năng xác định, dự án Viva Park chưa được giao đất, chưa được cấp giấy phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật nên chưa đủ điều kiện thi công hạ tầng, nhà ở tại dự án. UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu thanh tra toàn diện dự án khu dân cư Tân Thịnh (xã Đồi 61, huyện Trảng Bom) do Công ty cổ phần đầu tư LDG  làm chủ đầu tư.

Cơ quan CSĐT Công an Đồng Nai phối hợp Viện KSND cùng cấp và một số ngành liên quan kiểm tra thực tế hiện trạng để làm rõ những sai phạm tại dự án này. Hiện vụ việc vẫn đang được Công an tỉnh Đồng Nai điều tra và chưa ra kết luận.

Hay vụ việc, dự án King Bay Nhơn Trạch có nguồn gốc đất công. Dự án được thực hiện theo hình thức BT do Tổng Công ty Cửu Long được Bộ Giao thông Vận tải giao huy động vốn làm dự án đường Vành đai 3 Tp.HCM. Trong đó, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch thuộc bàn tỉnh Đồng Nai được huy động từ vốn vay ODA của Quỹ hợp tác Phát triển Hàn Quốc (EDCF).

kingbay-1530-1412-1409-1929-1653983653.jpg

Khách hàng mua dự án Khu dân cư 125ha tố cáo chủ đầu tư "lừa đảo bán dự án" đến cơ quan chức năng, UBND tỉnh Đồng Nai vừa có công văn yêu cầu người dân cung cấp hồ sơ, chứng cứ liên quan đến dự án King Bay cho Công an TP.HCM

Sau nhiều lần chuyển đổi, dự án King Bay đã rơi vào tay tư nhân. Công ty Cổ phần Free Land với vốn điều lệ 1.087 tỷ đồng, trụ sở đặt tại quận 1, TP.HCM do bà Vũ Minh Lý làm Chủ tịch Hội đồng quản trị "ôm trọn" quỹ đất công trên. Có thể thấy phần vốn Nhà nước tại Tổng Công ty Cửu Long trong quá trình góp vốn với liên danh đã bị thất thoát, thiệt hại sau khi doanh nghiệp này rút cổ phần tại dự án khu dân cư 125 ha Long Tân. Điều này cần được cơ quan chức năng vào cuộc, điều tra, xác minh làm rõ.

Năm 2021, nhiều người dân đã treo băng rôn tố cáo chủ đầu tư "lừa đảo bán dự án" đến cơ quan chức năng. UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản số gửi Giám đốc Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và đầu Đầu tư, và UBND huyện Nhơn Trạch phối hợp xem xét, xử lý những vấn đề tại dự án King Bay, và Đồng Nai yêu cầu người dân cung cấp hồ sơ dự án King Bay cho Công an TP.HCM.

b-1653983713.png

Nhìn nhận về việc thực hiện liên doanh của DIC tại Công ty CP Vina Đại Phước, luật sư Phạm Hữu Giáo, Đoàn Luật sư TP.HCM trả lời Báo Nhân Dân rằng: “Tại thời điểm góp vốn liên doanh thì DIC vẫn còn 100% vốn nhà nước, thấy rõ DIC đã vi phạm nghiêm trọng khoản 2 Điều 109 Luật Đất đai năm 2003. Cụ thể, Luật có ghi: Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất”.

Liên quan đến vụ việc này, Kiểm toán Nhà nước đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai xác định, xử lý trách nhiệm người trình ký và phê duyệt chỉ định chủ đầu tư các dự án xây dựng nhà ở thương mại trái quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Nhà ở năm 2014 và điểm a, b khoản 1 Điều 18 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP. Đồng thời, cho phép chủ đầu tư ứng trước tiền cho Trung tâm phát triển quỹ đất và ban hành quyết định giao đất sạch không qua đấu giá quyền sử dụng đất, trái quy định đối với 8 khu đất.

Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan đến việc thẩm định, trình UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt giá đất để thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất đối với các diện tích đất được giao đợt 1, đợt 2 của dự án nhà ở Khu dân cư tại xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (dự án King Bay) do Công ty Cổ phần Free Land làm chủ đầu tư không chính xác, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

DIC chuyển hàng trăm ha đất công cho doanh nghiệp nước ngoài bằng hình thức liên doanh

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Thanh tra Chính phủ làm rõ số tiền 970,9 tỷ đồng mà Công ty cổ phần Vina Đại Phước hoàn trả cho Tổng công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC).

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Thanh tra Chính phủ làm rõ số tiền 970,9 tỷ đồng mà Công ty cổ phần Vina Đại Phước hoàn trả cho Tổng công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC).

DIC có nguồn gốc là tổng công ty nhà nước thuộc Bộ Xây dựng, được cổ phần hóa vào cuối năm 2008 và chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán ngày 19/8/2009. Sau khi cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ 65,6% cổ phần. 

Sau khi được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương thực hiện dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước Đồng Nai có quy mô lên đến 464,4ha, Công ty Đầu tư Phát triển - Xây dựng (DIC), chỉ đầu tư xây dựng hơn 68ha, số còn lại chuyển nhượng cho doanh nghiệp nước ngoài bằng hình thức liên doanh.

Theo đó, tổng diện tích của Dự án Đại Phước là 456,14ha, tiền đền bù giải phóng mặt bằng hơn 208 tỷ đồng, tổng số tiền của dự án nộp vào ngân sách Nhà nước hơn 73,7 tỷ đồng. Nhưng chỉ với khoảng 200ha đất nằm trong dự án, DIC Corp đem chuyển nhượng cho doanh nghiệp nước ngoài bằng hợp đồng liên doanh để thực hiện dự án SwanBay, đã được hơn 1.421,7 tỷ đồng, trục lợi 970,9 tỷ đồng.

Theo Thanh tra Chính phủ, tại thời điểm góp vốn liên doanh thì DIC vẫn còn 100% vốn nhà nước, thấy rõ DIC đã vi phạm nghiêm trọng khoản 2 Điều 109 Luật Đất đai năm 2003. Cụ thể, Luật có ghi: Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về kết quả rà soát, kiểm tra việc thực hiện, chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại dự án Khu du lịch sinh thái Đại Phước, tỉnh Đồng Nai.

Theo Thanh Ka/Tài Chính Doanh Nghiệp