Ảnh minh họa (Nguồn: Internet). |
Không thể tự quyết việc chuyển nhượng sổ đỏ cho người khác
Khi góp tiền chung để mu đất và đứng cùng tên sở hữu trong sổ đỏ, nghĩa là mỗi người sử dụng đất đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung. Vì thế, khi bán thửa đất đứng chung tên sổ đỏ phải được sự đồng ý của các thành viên mua chung.
Thực tế, việc bán đất, không phải trường hợp nào cũng được tất cả mọi người đứng tên trong sổ đỏ đồng ý, trừ trường hợp thửa đất đủ điều kiện tách thửa để chuyển nhượng phần đất tương ứng với phần tiền của mình góp.
Điểm b Khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013 cũng quy định cụ thể: “Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này".
Có thể không tách thửa được
Nhiều người vì lý do tài chính không đủ tiền mua cả mảnh đất nên rủ người khác mua cùng, sau đó tách thửa. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ quy định tách thửa đất, dẫn tới tình trạng đất không đủ diện tích, kích thước để tách thửa theo quy định.
Ngoài ra, có trường hợp không nắm rõ điều kiện tách thửa, diện tích chiều cạnh tối thể để được tách thửa, nên dẫn tới tình trạng không thể tách thửa. Vì vậy, nếu mua chung đất, đứng chung sổ đỏ với mục đích tách thửa, bạn cần phải nắm rõ điều kiện tách thửa trước khi thực hiện.
Dễ xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên khi đứng chung sổ đỏ
Người góp tiền mua chung đất và được cấp sổ đỏ là những người tin tưởng nhau: người thân, bạn bè, đồng nghiệp… nhưng trên thực tế vẫn có thể xảy ra mâu thuẫn. Đơn cử như việc bán đất, người muốn giữ đất đợi tăng giá, người muốn để đó làm tài sản lâu dài, người muốn xây nhà… không tìm được tiếng nói chung, dẫn tới mâu thuẫn.
Chung sổ đỏ khó thế chấp để vay tiền
Nếu muốn thế chấp sổ đỏ chung để vay tiền tại ngân hàng thì các thành viên mua chung đất phải đồng ý và đủ điều kiện theo quy định. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được sự đồng thuận của tất các đồng sở hữu.
Vậy nên dẫn tới tình trạng mâu thuẫn do người muốn thế chấp vì cần tiền, người không muốn thế chấp sổ đỏ.
Theo Khánh Diệp/Báo Xây Dựng
Link nội dung: https://gocnhinbatdongsan.vn/nhung-rui-ro-co-the-gap-khi-dung-chung-ten-so-do-voi-nguoi-khac-a4377.html