Cụ thể, ông Nguyễn Trung Vũ – Chủ tịch HĐQT CTCP bất động sản Thế Kỷ (Cenland) cho rằng, các tập đoàn như Hưng Thịnh, Đất Xanh... đều là những doanh nghiệp đi sau, chỉ góp phần làm vui cuộc chơi chứ không phải đối thủ của CenLand
Chủ tịch Cenland chia sẻ thêm: "Người ta (các doanh nghiệp kể trên) có thể bắt chước được những thứ mình làm, nhưng không bao giờ bắt chước được cái đầu mình nghĩ", và định hướng Cenland sẽ trở thành công ty số 1 về dịch vụ bất động sản.
Chính những phát biểu trên của ông Vũ đã “gây bão” cộng đồng bất động sản khi nhiều người đặt vấn đề, Cenland chỉ là một công ty môi giới bất động sản quy mô chưa bằng một đơn vị thành viên của các tập đoàn kể trên với tuổi đời còn khá non trẻ, sao lại so sánh bất cân xứng như thế?
Cụ thể, Cenland mới tham gia mảng môi giới Bất động sản từ năm 2008, đến nay, doanh nghiệp này vẫn chủ yếu hoạt động mảng môi giới với thị phần lớn tại khu vực miền Bắc. Còn riêng phía Nam – nơi thị trường sôi động nhất cả nước, Cenland dường như chưa thể hiện được nhiều.
Còn với tập đoàn Đất Xanh hay Hưng Thịnh đã có gần 20 năm “tuổi đời” hoạt động trong mảng môi giới bất động sản với thị phần trung bình từ 30 – 40% của cả nước.
Với Đất Xanh, nếu tính riêng đơn vị thành viên là công ty Đất xanh Miền Bắc đã có thị phần cao hơn Cenland khá nhiều, còn với Công ty Cổ phần Property X – đơn vị thành viên của Hưng Thịnh đã nhiều năm liền dẫn đầu thị phần môi giới miền Nam.
Vượt qua cả mảng môi giới, dịch vụ Bất động sản, hai doanh nghiệp này đang hướng đến vị trí hàng đầu Việt Nam khi mỗi Doanh nghiệp sở hữu quỹ đất đến hàng nghìn ha tại các đô thị lớn, cung cấp ra thị trường vài chục nghìn sản phẩm mỗi năm.
Ngoài mảng bất động sản, các tập đoàn này cũng đang sở hữu hệ sinh thái đa dạng như: tổng thầu thi công, xây dựng hay đầu tư công nghệ đã cho thấy quy mô Hưng Thịnh hay Đất Xanh đang có quy mô gấp nhiều lần so với Cenland.
Nếu tính về quy mô tài chính trong thời gian gần nhất vào năm 2019, trong khi Cenland chỉ đạt 2.312 tỷ đồng doanh thu thì Đất Xanh đạt đến 5.800 tỷ đồng, chỉ riêng mảng môi giới đã hơn 2.800 tỷ đồng.
Còn riêng tập đoàn Hưng Thịnh doanh thu đến 15.000 tỷ đồng vào năm 2019. Vốn chủ sở của công ty thời điểm cuối tháng 9/2020 ước đạt 6.442 tỷ đồng và sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh khi Hưng Thịnh Land hoàn tất việc nhận chuyển giao các dự án thuộc Tập đoàn Hưng Thịnh. Công ty thi công của Hưng Thịnh đã được niêm yết trên Hose (HTN) doanh thu cũng gấp đôi Cenland.
Báo cáo phân tích của công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, từ năm 2016 tới giữa năm 2020 Hưng Thịnh chiếm 4% nguồn cung sản phẩm nhà ở đưa ra thị trường. Theo đó, Hưng Thịnh xếp sau Vinhomes với thị phần 22%, gấp đôi các nhà phát triển dự án tên tuổi khác trên thị trường.
Trước những con số trên, không hiểu chủ tịch Cenland dựa vào gì để cho rằng, Hưng Thịnh hay Đất Xanh chỉ là những người đi sau và không phải là đối thủ của mình?
Phát ngôn của ông Nguyễn Trung Vũ đang gây bão trên các group cộng đồng bất động sản với những bình luận đầy châm biếm…Như anh Vũ ơi, vui thôi đừng vui quá; có ông Shark ngồi chung công ty nên lây bệnh ‘nổ’ luôn rồi; những người tên Vũ thường hay có những phát ngôn rất ngáo..
Ở một góc nhìn nhìn khác, nhiều người cho rằng, có lẽ chủ tịch Cenland đang muốn nói đến một vấn đề khác là công nghệ. Và họ đi trước những tập đòan kia về vấn đề công nghệ trong bất động sản.
Theo như chia sẽ của ông Vũ, ‘cách làm của Cenland là đầu tư vào công nghệ để nắm khách hàng, như cách mà những công ty công nghệ hàng đầu thế giới đã làm’ thì có thể ông Vũ đang đê cập đến nền tảng Proptech- Cen homes mà họ vừa mua lại – Rằng Cenland đang đầu tư vào công nghệ và đang đi trước những doanh nghiệp tên tuổi kia.
Thực tế, việc ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bất động sản (Property technology) đang là một xu thế chung trên thế giới và đang được nhiều doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam. Tiên phong phải kể đến là mô hình O2O (Online to Offline) vào kinh doanh bất động sản thứ cấp của Vinhomes, ứng dụng Sunshine App của Sunshine Group…Tuy nhiên theo đánh gia của giới công nghệ, những ứng dụng này vẫn chưa thật sự hỗ trợ cho người dùng.
Đất xanh cũng ra Đất xanh service, TopenLand 1 proptech của Hưng Thịnh đã rót 25 triệu đô la Mỹ phát triển dự án này và và con số đầu tư chưa dừng lại. Dự kiến nền tảng (platform) này công bố sớm trong mục tiêu minh bạch thông tin, giảm chi phí giao dịch, rút ngắn thời gian giao dịch cho các chủ thể tham gia thị trường.
Tham vọng của Hưng Thịnh với dự án này thể hiện ngay trong chiến lược phát triển thương hiệu cho dự án. Mặc dù dự án chưa ra mắt nhưng cái tên TopenLand - đã chi tới 150 tỷ tài trợ cho đội bóng Bình Định trong 3 năm để làm thương hiệu. Hiện đội bóng này mang tên là TopenLand Bình Định đang đá ở V – League 2021.
Xu thế áp dụng công nghệ 4.0 vào kinh doanh hiện nay là của cả thế giới, của tất cả mọi ngành nghề. Dựa trên idea của mỗi công ty để chuyển đổi mô hình offline qua online và tận dụng công nghệ để phát huy hết thế mạnh mà cuộc cách mạng 4.0 mang lại.
Có lẽ không ông chủ nào trên thế giới phát ngôn lạ đời kiểu ông Vũ về cuộc chuyển đối số mà đã được coi là cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 này, trừ khi Cenland là đơn vị viết ra ngôn ngữ lập trình cho cả thế giới sử dụng.
Link nội dung: https://gocnhinbatdongsan.vn/cenland-cua-ong-nguyen-trung-vu-co-gi-ma-doi-ngoi-chung-mam-voi-hung-thinh-dat-xanh-a3138.html